Mấy tấm hình chụp đèn lồng trong ngày Hội An ở Saigon, đưa lên hình ảnh "lung linh đèn lồng" trước, mai post lên hình "hiện thực đèn lồng" sau... Hìhì!
@tudinhhuong, treo nhiều và chụp rõ thành ra nhìn thấy rối, hìhì, đọc bạn nói "phũ" bây giờ thì tôi hiểu, cách nay lâu rồi có ông bộ đội chuyển ngành nói chuyện "cha đó bây giờ vất lắm", tôi chẳng hiểu ông ấy nói ông kia vất cái gì, và cũng không tiện hỏi. Mãi sau này mới hiểu ra là "vất vả". Không sao, ngôn ngữ cũng như con đường, con đường đi mãi mà thành, ngôn ngữ nghe mãi cũng quen :)))
Chỉ là một cách nói giản lược, mà câu giản lược (hay tỉnh lược) thì bất kỳ ai cũng đã học từ hồi cấp 2. Nhưng với điều kiện là nói giản lược thì câu vẫn phải có đầy đủ nghĩa.
@tudinhhuong, cũng có một từ nữa mà hồi đó thoạt tiên tôi không hiểu, cũng do 2 ông bộ đội miền Bắc vào nói chuyện, có câu "lúc đó ai cũng hốt hết", sau tôi mới hiểu là "hốt hoảng", nhân tiện tôi muốn nói thêm, chuyện này thì tôi đã vỡ lẽ, vì vào khoảng thập niên 1980 có một cô giáo dạy văn cấp 3 từ trước năm 75 của một trường công lập lớn ở Saigon, nói chuyện than phiền về cách dạy cắt đầu cắt đuôi từ ngữ như thế, Việc bạn nói "giản lược" thì đúng là bất kỳ nước nào, thời nào cũng có, nhưng giản lược phải có nguyên tắc, và có nhiều trường hợp khi giản lược dùng trong văn nói (giao tiếp bình thường hàng ngày) thì được nhưng không được dùng trong văn viết (sách vở, báo chí, văn bản hành chánh, ngay cả thư từ cá nhân). Cái nguyên tắc cơ bản khi giản lược từ ngữ tránh dùng từ còn lại đồng âm đồng nghĩa với những từ có nghĩa thông dụng, chẳng hạn vất vả bỏ chữ vả còn lại chữ vất, chữ hốt hoảng bỏ chữ hoảng còn chữ hốt. Và thêm nguyên tắc này, sau khi giản lược từ còn lại cũng phải có ý nghĩa khi đứng một mình, chữ "phũ" trong "phũ phàng" hình như trong tiếng Việt đứng một mình chẳng có nghĩa gì hết. Một vài từ gỉản lược trước đây tôi biết, thí dụ từ mặn mà, nói nguyên chữ "tôi không mặn mà với chuyện ấy", giản lược "tôi không mặn với chuyện ấy", và cũng dùng để nói chứ không dùng để viết, một từ khác "hốt hoảng", giản lược từ này người ta giữ lại chữ hoảng, thay vì nói "trông anh ta hốt hoảng quá", người ta nói "trông anh ta hoảng quá"... :-). cái giản lược mà cô giáo dạy văn cấp 3 ở trên than phiền hình như là cái giản lược mà một thời người ta đã dạy trong trường học...
T chẳng thấy gì hết , ngoài ...sắc màu lung linh .Hihi ....
Trả lờiXóaTấm hình này nhìn thấy lạ và hay nè anh Hiệp.
Trả lờiXóaHình như những tấm hình này của anh Hiệp là muốn để mọi người nhìn thấy cái lung linh của đèn lồng HA thì phải. :))
Trả lờiXóa:) Chờ xem cái hiện thực phũ phàng.
Trả lờiXóa@ngocthuan, những tấm hình này có thể gọi là... ảo ảnh đèn lồng :-)
Trả lờiXóa
Trả lờiXóa@lanvuive, hìhì, máy bay trên trời thì đứng yên cho mình chụp, còn đèn lồng treo trên cao thì... mờ mịt thức mây :- )))
@tudinhhuong, để tôi post "hiên thực đèn lồng" xem có phũ phàng không? :-)
Trả lờiXóaEm đã xem và thấy quả là phũ.
Trả lờiXóaChụp máy bay với tốc độ nhanh vậy suy ra chụp đèn lồng với tốc độ chậm , hehe , thấy thông minh hôn bác ?
Trả lờiXóacái chong chóng máy bay quay tít thì chụp thấy đứng yên còn đèn lồng treo yên thì thấy xoay tít , bác H lúc này model ghê (((-:
Trả lờiXóa@tudinhhuong, treo nhiều và chụp rõ thành ra nhìn thấy rối, hìhì, đọc bạn nói "phũ" bây giờ thì tôi hiểu, cách nay lâu rồi có ông bộ đội chuyển ngành nói chuyện "cha đó bây giờ vất lắm", tôi chẳng hiểu ông ấy nói ông kia vất cái gì, và cũng không tiện hỏi. Mãi sau này mới hiểu ra là "vất vả". Không sao, ngôn ngữ cũng như con đường, con đường đi mãi mà thành, ngôn ngữ nghe mãi cũng quen :)))
Trả lờiXóakhong dè anh lai " fantaisie" kieu nay ha !
Trả lờiXóa@bangtamngt, chính xác là như thế, rất thông minh. Hìhì, thì đôi khi cuộc đời cũng phải thay đổi nhìn khác đi một chút chớ (((-:
Trả lờiXóa@phungchau, hehe, cho đời thêm hương vị mà chị Phụng.
Trả lờiXóahehe, học trò này tại không chú tâm học thôi , chứ chịu học là ok lắm sư phụ ha ((-:
Trả lờiXóa@bangtamngt, hồi xưa đi học chắc luôn ở 3 hạng đầu (((-:
Trả lờiXóaDen long lung linh chac tinh cam cua ngochiep cung dang lung linh ?hihihihi
Trả lờiXóa@hawaiitran, hihi, chị Hoàng "tâm lý" thật.
Trả lờiXóaChỉ là một cách nói giản lược, mà câu giản lược (hay tỉnh lược) thì bất kỳ ai cũng đã học từ hồi cấp 2. Nhưng với điều kiện là nói giản lược thì câu vẫn phải có đầy đủ nghĩa.
Trả lờiXóa@tudinhhuong, cũng có một từ nữa mà hồi đó thoạt tiên tôi không hiểu, cũng do 2 ông bộ đội miền Bắc vào nói chuyện, có câu "lúc đó ai cũng hốt hết", sau tôi mới hiểu là "hốt hoảng", nhân tiện tôi muốn nói thêm, chuyện này thì tôi đã vỡ lẽ, vì vào khoảng thập niên 1980 có một cô giáo dạy văn cấp 3 từ trước năm 75 của một trường công lập lớn ở Saigon, nói chuyện than phiền về cách dạy cắt đầu cắt đuôi từ ngữ như thế, Việc bạn nói "giản lược" thì đúng là bất kỳ nước nào, thời nào cũng có, nhưng giản lược phải có nguyên tắc, và có nhiều trường hợp khi giản lược dùng trong văn nói (giao tiếp bình thường hàng ngày) thì được nhưng không được dùng trong văn viết (sách vở, báo chí, văn bản hành chánh, ngay cả thư từ cá nhân). Cái nguyên tắc cơ bản khi giản lược từ ngữ tránh dùng từ còn lại đồng âm đồng nghĩa với những từ có nghĩa thông dụng, chẳng hạn vất vả bỏ chữ vả còn lại chữ vất, chữ hốt hoảng bỏ chữ hoảng còn chữ hốt. Và thêm nguyên tắc này, sau khi giản lược từ còn lại cũng phải có ý nghĩa khi đứng một mình, chữ "phũ" trong "phũ phàng" hình như trong tiếng Việt đứng một mình chẳng có nghĩa gì hết. Một vài từ gỉản lược trước đây tôi biết, thí dụ từ mặn mà, nói nguyên chữ "tôi không mặn mà với chuyện ấy", giản lược "tôi không mặn với chuyện ấy", và cũng dùng để nói chứ không dùng để viết, một từ khác "hốt hoảng", giản lược từ này người ta giữ lại chữ hoảng, thay vì nói "trông anh ta hốt hoảng quá", người ta nói "trông anh ta hoảng quá"... :-). cái giản lược mà cô giáo dạy văn cấp 3 ở trên than phiền hình như là cái giản lược mà một thời người ta đã dạy trong trường học...
Trả lờiXóa