Trang

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Tò he bằng bột.




20 tháng 8 (âm lịch) là ngày giỗ Đức Thánh Trần, năm nào ngày này tại đền thờ của ngài tại Saigon cũng tổ chức lễ kỷ niệm, với những buổi tế khá trang trọng. Cũng như mọi năm tôi thường ghé xem chụp chơi ít tấm hình, hình tế lễ tôi sẽ post lên sau, tôi đưa lên trước mấy tấm hình chụp mấy con tò he làm bằng bột gạo của một chị phụ nữ quê tận miền Trung lưu lạc vào Saigon nặn những con tò he nhiều màu sắc bán cho trẻ con.
Những con tò he này được nặn bằng bột gạo, gạo tẻ có pha thêm ít gạo nếp và màu, hình nặn thường là bông hoa, thiếu nữ, con ngựa, con gà, con rồng, nải chuối, Tề thiên, ông già Noel. Chị phụ nữ nói chị nặn 2 loại, một loại như bông hoa, nải chuối, con ngựa... thường để mua cúng, còn ông già Noel, Tề thiên... để con nít chơi.

32 nhận xét:

  1. Ôi hồi nhỏ em thấy làm bằng bột chín (?) thế là vừa chơi vừa ăn, nhớ lại mất vệ sinh quá vậy mà không chết ;))

    Trả lờiXóa
  2. Thật ra T già mà T cũng mê tò he lắm .Thích nhìn nghệ nhân làm ..thấy vui và nhớ nhiều đến tuổi thơ của mình . Mỗi lần đi đâu thấy có tò he là mua về cho cháu nhỏ chơi , cũng là một cách giúp nghệ nhân . Bây giờ SG mấy ai mà tha thiết đến tò he ?

    Trả lờiXóa
  3. @comieng, tò he làm bằng bột chín chớ (chắc giống kiểu bánh dày, nghe nói 9 phần bột gạo, 1 phần bột nếp). Hồi nhỏ mà cái gì không ăn, nhờ ăn thế mà còn sống đến giờ đấy (ăn tầm bậy tầm bạ nên giờ mới có sức đề kháng tốt) :-)

    Trả lờiXóa
  4. @ngocthuan, hồi còn nhỏ ở Saigon có một loại tò he nữa nặn khá to, bằng nắm tay trẻ con thường là con chim, con gà... bằng một loại đường thắng lên có màu nâu như mạch nha, thoạt đầu dẻo sau cứng lại. Người bán gắn thêm ở đuôi tò he một cái còi bằng tre, thổi vào nghe tò te tò te (toe, toe). Người ta giải thích chữ tò he từ tiếng còi tò te này mà ra.
    Tò he này giống như một loại kẹo, xưa chơi chán bẻ ra ăn, giống như comieng nói.

    Trả lờiXóa
  5. tự nhiên ngắm mấy con tò he này em lại nhớ đến mâm trái cây xanh đỏ vàng đủ loại làm từ đậu xanh tán, rất giống trái cây thật, của những người bưng bán dạo trong xóm lao động nhà em, lúc nhỏ mỗi cuối tuần thấy họ đến là xà vào ngay ngồi mê mẩn ngắm ko muốn về...

    Trả lờiXóa
  6. @tienvy, đúng rồi đó, Tienvy nhắc mới nhớ trước đây ở Saigon có những người bưng cái mâm hay khay bằng tre đan trên đó có bày những trái cây làm bằng đậu xanh rất giống thật, tôi cũng khoái nữa :-)

    Trả lờiXóa
  7. bên đây ở khu chợ của người Thái, người Lào hay Campuchia gì đó có làm bán, hôm nào em mua sẽ chụp hình để lên coi chơi, nhưng của mình hồi xưa làm đẹp hơn... người bán ngắt sẵn vài nhánh cây, có ai mua sẽ ghim trái cây đậu xanh lên các nhánh cây tươi có sẵn lá xanh, nhìn đẹp lắm! :)

    Trả lờiXóa
  8. @tienvy, ừ hôm nào tienvy chụp post lên coi chơi xem giống không.

    Trả lờiXóa
  9. Hehe. Cháu thi thoảng mua những con tò he nặn hình bông hoa về để ở bàn làm việc với mục đích để trang trí nhưng toàn bị mọi người nói. Hehe. Bảo là chơi đồ trẻ con. Hehe.

    Trả lờiXóa
  10. Nhìn mắt con ngựa tò he cũng thấy buồn gì đâu!

    Trả lờiXóa
  11. Cô bé có niềm vui và người làm ra tò he cũng có niềm vui.

    Trả lờiXóa
  12. @thuysen, tò he có nguồn gốc từ miền Bắc, do những nghệ nhân dân gian làm, để các bà cụ xưa mua dâng cúng nơi đình chùa (loại nặn hình nải chuối, hoa...), và để trẻ con mua chơi, những con thú, cô tiên... Bây giờ ở miền Trung cũng có nhiều người biết nghề.
    Người lớn hay bị những suy nghĩ khá... kỳ cục là chỉ có trẻ con mới chơi những thứ ấy (tò he chẳng hạn), và cho đó chỉ là trò chơi trẻ con, cho nên người lớn hay... buồn chán, :-)

    Trả lờiXóa
  13. Trò chơi này cũng gọi là tò he ha bác ? Tưởng chỉ là mấy con bằng đất nung thổi toe toe thôi chứ (-:

    Trả lờiXóa
  14. @lanvuive, với một phụ nữ tha hương kiếm sống nắng mưa như thế này chắc khó lòng ánh mắt họ vui, họ không vui (chắc trừ khi hôm nào bán được khá khá :-)), nên sản phẩm họ làm có khi cũng... buồn theo :-)
    Đứa trẻ thành phố quen chơi búp bê, xe hơi điều khiển có khi thích chúng vì lạ.

    Trả lờiXóa
  15. @bangtamngt, ở Hội An người ta bán những con tò he bằng đất nung thổi vào kêu toe toe, con này gọi là tò he bởi chúng thổi kêu tò te (toe toe).
    Tôi nhớ ngày xưa bố mẹ tôi gọi những con làm bằng bột màu sắc tương tự thế này bằng cái tên chung chung là "Con giống" chứ không bằng từ Tò he, từ tò he để chỉ loại đồ chơi bằng bột này này thật ra tôi chỉ nghe ít năm nay, loại bằng bột này đâu có thổi kêu được.
    Marg. còn nhớ ở Saigon ngày xưa người ta có làm một loại bánh nho nhỏ cũng nặn thành hình con chim, con gà mà trẻ con rất thích, loại này bên ngoài bằng bột, bên trong nhân đậu xanh hay dừa, mắt điểm bằng 2 chấm phẩm đỏ đỏ. Loại bánh này nướng lên ăn dòn dòn thơm thơm, con nít mê lắm (-:

    Trả lờiXóa
  16. Cắm những con tò he trước mặt nhìn cũng thú vị lắm. Có điều thi thoảng lại bị con chuột hoặc con gián ngặm nhấm mất. Những lúc đó tức lắm chỉ muốn oánh cho mấy con đó một trận thôi bác ạ. Cháu bị nói nhiều quá giờ quay ra chơi hoa đất rồi. Nhưng nhìn nó vẫn không bắt mắt bằng những con tò he

    Trả lờiXóa
  17. Thuong thấy người nặn và bán tò he là "các ông" thôi. Phụ nữ làm nghề này lần đầu tiên thấy đó.Công nhận a Hiep nhà ta ....may mắn thiệt !!!

    Trả lờiXóa
  18. @thuysen, haha, tò he làm bằng bột gạo nên chuột hay gián gặm là phải (comieng hồi nhỏ còn xực luôn kìa). Bây giờ có hoa đất làm bằng đất, làm thấy rất tinh vi chứ không... dân gian như tò he, nhưng nhìn kỹ không "duyên" bằng. Cũng phải thôi, hoa đất là để "chưng" trong khi tò he là để "chơi", tuy với thuysen là chưng, nhưng nó vẫn chỉ là trò chơi.

    Trả lờiXóa
  19. @xuyenmai, đúng, thường mấy ông làm nghề này, tôi nghĩ không phải họ tài hoa khéo tay gì hơn, trông nghề này thấy nhàn không nặng nhọc, nhưng suốt ngày ngoài đường, nắng mưa... cũng cực lắm.

    Trả lờiXóa
  20. Bác nhắc Marg cũng nhớ nhớ có loại bánh này . Phải tội ngày xưa bị bà chị cả học trường đầm quản thúc quá kỹ, nên M không được lê la mua bất cứ thứ gì bán chung quanh trường học , bây giờ nhớ lại hồi nhỏ ít biết nhiều thứ :(

    Trả lờiXóa
  21. @bangtamngt, bánh này hay bán ở đâu nhỉ? không phải trong tiệm tạp hóa bán bánh kẹo để trong mấy cái keo thủy tinh, cũng không phải nơi mấy hàng rong quang gánh, chà nhớ không ra (-:

    Trả lờiXóa
  22. Bánh này bây giờ vẫn còn , hôm trước T đi chợ SG có thấy . Loại này có nắn thành hình con nhím nữa ...Anh nói đúng , những con vật bằng bột nhuộm màu , T gọi bằng con giống , còn tò he thì khác một chút là nó phải dính liền với cái ...que .T nghĩ đơn giản như vậy .

    Trả lờiXóa
  23. ah, chị ngocthuan nhắc đến con nhím thì em mới nhớ ra, đúng rồi, ở chợ Saigon có bán, cũng để trên mâm nhôm của mấy dì ngồi dưới đất... :)

    Trả lờiXóa
  24. @ngocthuan, @tienvy, a, vậy hôm nào phải đi chợ Saigon mua mới được, đúng tôi nhớ ra là có nặn hình con nhím nữa, nhận biết được nhờ những cái gai bánh trên lưng.
    Đúng rồi, tò he thì liền với cái que và cái... còi bằng tre thổi toe toe, cái còi tre này gồm 2 đoạn tre ngắn lồng vào nhau, bên trong có cái gọi là "là mía" thổi vào phát ra tiếng kêu, còi này giờ cũng không thấy, trước cũng hay buộc vào quả bóng, thổi hơi vào không kêu, nhưng khi không thổi hơi trong quả bóng xì ngược trở ra qua cái còi thì kêu toe toe, trò chơi trẻ con...

    Trả lờiXóa
  25. Bác nhắc tiệm tạp hóa bán bánh kẹo mới nhớ hồi nhỏ , bà chị kế hay dẫn Marg ra tiệm bán bánh kẹo bà Tàu ( không phải mì bà Tàu, hehe) . Bánh đựng trong các lọ thủy tinh to đùng . Mua 100hay 200gr thôi cũng được bỏ vô một cái túi giấy đỏ hồng rồi bỏ vô cái bao nylon trắng trong, cột dây thun chặt . Lựa lọ bánh nào đầy nhóc mà mua, thì bánh sẽ nóng giòn , thơm ngon cùng cực. Bây giờ nhiều khi ra tiệm bánh lâu năm ở đường Tạ Thu Thâu mua cũng không thấy ngon như vậy (-:

    Trả lờiXóa
  26. @bangtamngt, ngày xưa mua bán ngộ thiệt đó, tỉ như mua trái cây thăm người bệnh họ cho vào cái túi giấy có màu hồng, hihi. Nhắc một hồi ra nhiều chuyện bây giờ ít thấy (-:

    Trả lờiXóa
  27. Ấy ạ, làng nghề làm tò he này ở làng Xuân La, xã Phượng Dực, H.Phú Xuyên (Hà Tây nay là Hà Nội). Hiện nay nghề này vẫn đang duy trì ở đây, và vào những ngày Lễ hội, dân làng này lại tha cái hộp đồ nghề ấy đi để làm nghề.

    Trả lờiXóa
  28. @bikien, đúng rồi, nghề làm tò he này phát xuất từ miền Bắc như chị Bikien nói, bây giờ đâu vùng quê miền Trung cũng có nhiều người học được nghề này, nghề này thường kiếm được vào những dịp lễ tết, chốn đông người, ngày thường có lẽ họ bán lai rai nơi trường học, công viên...
    Những con tò he rất xinh xắn.

    Trả lờiXóa