Trang

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Ngày giỗ Đức Thánh Trần xem nữ tế.




Ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm là ngày giỗ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, mà người dân quen gọi là Đức Thánh Trần. Ở Saigon nơi đền thờ của ngài tại quận nhất dịp này làm lễ khá long trọng, gồm 3 ngày, có nam tế, nữ tế. Thật sự nam tế coi không "hấp dẫn" bằng nữ tế, hì hì, bởi hình như mấy "liền anh" tế không chuyên nghiệp, không "nhuyễn" bằng các "liền chị", tôi có đến xem và chụp hình đủ cả, các liền anh tế cứ lóng nga lóng ngóng trông chán lắm (thánh tha tội), tôi chỉ muốn đưa hình nữ tế cho các bạn xem chơi.
Trước lúc tế các "liền chị" đều phải đến thắp nhang kính cáo trước tượng của ngài nơi sân đình, rồi buổi tế mới bắt đầu nơi chánh điện, ban nữ tế của đền gồm những bà, những chị chuyên đi tế nhiều nơi chứ không riêng gì ở đền Đức Thánh Trần, nên rất chuyên nghiệp. Bà mặc áo đỏ tướng quan võ, bự xừ (hì hì) có thâm niên làm chủ tế, các bà, các chị khác cũng thế, khăn gấm áo dài, vòng vàng, mặt hoa da phấn đẹp đẽ... tế rất nhuần nhuyễn...
Nơi bàn thờ tế của ngài thường bày những gì bá tánh thập phương dâng cúng như các bạn thấy, xôi oản, trái cây hoa quả đủ hết, cả táo Trung quốc, nước ngọt Sá xị Chương Dương, và bia lon 33... tiền âm phủ khá nhiều, tiền Địa phủ, tiền đồng Việt Nam. có cả Đô la Mỹ và đồng Euro phương Tây, ngài có đi đây đó tha hồ mà xài...

11 nhận xét:

  1. Thịt kho hột vịt có cho thêm nước xá xị vào thì nước thịt kho vừa đẹp mà thịt lại ngon hết biết. ;))

    Trả lờiXóa
  2. @lanvuive, "Đây Bạch Đằng giang sông hùng dũng của nòi giống...".

    Trả lờiXóa
  3. @lanvuive, mới biết thêm một cách kho hột vịt, để hôm nào thử :-)

    Trả lờiXóa
  4. Ngoi ben tay coi hinh anh nay ....cam on anh Hiep nha !

    Trả lờiXóa
  5. @phungchau, hình ảnh này đúng là VN ha chị Phụng.

    Trả lờiXóa
  6. Tiếc là cây nến bị nghiêng...

    Trả lờiXóa
  7. Đẹp quá...
    Truyền thống ngoài Bắc, không cho phụ nữ lên đình làng. Tế cũng chỉ có nam thôi. Người được vào đội tế gọi là có chân cai tế, không phải bạch đinh nữa. Muốn như vậy phải bỏ ra một số tiền cúng cho làng. Dân bạch đinh thì phải đội mũ bọ hung, mặc đồ lính, vác gươm hay vác cờ, kéo ngựa...
    Bây giờ thì các bà tế thoải mái bác ạ. Rõ ràng bình đẳng nam nữ hơn xưa.

    Trả lờiXóa
  8. @torovn, nến gì mà... xìu quá :-) dân mình theo Đông phương nam trọng nữ khinh, vậy mà trong lịch sử cũng vẫn có những anh thư... Cái vụ tế này thì tôi xem nhiều, rõ ràng các Bà tế nhuyễn và khéo hơn quý Ông... :-)

    Trả lờiXóa