Báo chí gọi là như thế đối với mấy nơi bày bán mấy thứ mỹ nghệ, hoặc có mấy vị ngồi viết mấy chữ Việt gọi là thư pháp, già trẻ lớn bé nam phụ lão đủ cả, kể cả mấy vị ăn mặc trông có vẻ như tu hành... về sự nghiêm túc chắc chắn chẳng bao giờ sánh được với hình ảnh của ông đồ già ngồi ở góc phố ngày xưa trong bài thơ của Vũ Đình Liên vào dịp tết...
Giống ba tàu Thượng Hải.
Trả lờiXóaThầy chùa cũng bon chen.
Trả lờiXóaLại thêm sạp của thầy chùa.
Trả lờiXóa@doanchithuy, cho phố xá xôm tụ :-)
Trả lờiXóaCũng là một nét mới về Thư pháp trong thế kỷ thứ 21 này!
Trả lờiXóa@Huynhtran, ai thích gì mần nấy ha chị M . :-)
Trả lờiXóa"cái áo ko làm nên thày tu".
Trả lờiXóaÔng này giống nhà chùa ở cái đầu cạo trọc.
hay :)
Trả lờiXóaThư họa là một nghệ thuật.
Trả lờiXóaTiền nào của ấy, cái được bày ở vỉa hè thế này để đáp ứng cho người ít tiền và không yêu cầu cao.
Thêm nữa, rất nhiều người yêu thích thư pháp và dòng tranh thủy mặc. Để tìm hiểu về nó sẽ rất thú vị. Dù sao chúng ta cũng mang dòng máu Á đông, chắc chắn khi biết về nó chỉ chút ít thôi, chúng ta sẽ thấy nó không tẻ nhạt chút nào.
Còn không biết, không thích, xin miễn bàn.
Còn có thư "Pháp" bằng tiếng Pháp ở khu Đề Thám_ Bùi Viện nữa .
Trả lờiXóaTet nguoi ta bài ban hàng cung thay vui con mat .....
Trả lờiXóa@hanggraphic, vỉa hè hay hàn lâm chắc chắn nó sẽ có cái giá trị đích thực của nó, ở nơi chính bổn thân và nhận xét đánh giá của xã hội, nhưng gì đi nữa những hình ảnh này theo tôi cũng vui mắt, vui vẻ, ít ra cũng là... lành. làm cho phố xá rộn ràng nhộn nhịp hơn trong những ngày đón tết, còn thích hay không thì tuỳ... nhân tâm thôi, :-)
Trả lờiXóa@noname, thật ra nhìn thấy đầu không tóc, áo nhà tu, nhưng bản thân tôi cũng chẳng dám khẳng định là nhà tu, chỉ dám nói "ăn mặc như có vẻ tu hành", thời buổi này cái gì cũng giả và dỏm được... :-)
Trả lờiXóa@dudunguyen, thư pháp tiếng Pháp ở phố Tây PNL?, a hay đấy :-)
Trả lờiXóa@phungchau, thấy vui mắt, có gì để ngắm, để chụp hình là OK ha chị Phụng.
Trả lờiXóaTấm hình này hay , không cần bút , mực mới làm nên chữ . Chỉ cần bấm lạch tạch là màn hình đt có đủ các chữ (((-:
Trả lờiXóaĐọc thấy chị Phụng và chị huynhtran đúng có cặp mắt ... thoáng của người ... từng trãi . Hãy cứ ngắm nhìn và mĩm cười với cuộc sống (((-:
Trả lờiXóa@bangtamngt, hôm tôi đến đền Đức Thánh Trần, ông thày viết chữ có cả cái laptop trên bàn, chữ nào bí chắc thày tra trên mạng... (-:
Trả lờiXóa@bangtamngt, cuộc sống đa dạng, nhìn bằng cặp mắt thoáng của người hiểu đời chắc chính bản thân mình cũng thấy dễ chịu... (-:
Trả lờiXóaHôm thấy anh Hiệp treo album này, M đi tìm tấm hình mà M rất thích trong lần tình cờ đi về Q5 tìm mua gì đó với con trai, mà M bấm được 1 tầm hình của 1 bác già đang viết chữ Nho ở trong chỗ bán hàng, tấm hình một ông khoảng ngoài hay gần 70, nhìn người thì rất là thầy Đồ.. chỉ có điều là hình như hôm đó buổi trưa nắng, nên bác kg mặc áo, thấy rõ xương xườn... hình rất đẹp. Nhưng lâu quá, để ở album ngày tháng nào cũng quên, tìm mãi nên thôi..hihi.
Trả lờiXóaKhi nào M tìm được sẽ tặng vào đây cho anh H.
@huynhtran, cám ơn chị M., thực ra báo chí còn gọi mấy nơi này là "phố ông đồ" nhưng tôi không muốn dùng những chữ này. Bởi lẽ ông đồ, hay cụ đồ ngày xưa là một hình ảnh đẹp, ông đồ ngày xưa dạy chữ Nho là chữ thánh hiền, cái hình ảnh ông đồ xưa trải chiếu ngồi ở góc phố với áo the thâm, khăn đóng... bên cạnh là nghiên mực, bút lông... trong bài thơ của Vũ Đình Liên hay lắm. Ông đồ cho chữ chứ không bán chữ... Tôi không đả kích gì cái kiểu viết chữ Việt loằng ngoằng mỗi người một kiểu như bây giờ (nhưng cũng chẳng thích). Tôi chỉ thích cái hình ảnh vui mắt làm nhộn nhịp thêm cho phố phường ngày tết thôi:-)
Trả lờiXóaAnh nói không sai! nhưng thời buổi đã khác đi. Một trong những thuộc tính con người của chúng ta là luôn sống trong hoài niệm anh Hiệp nhỉ!
Trả lờiXóaCho nên hôm đó, M đi ngang cửa hàng đó, bắt gặp ở trong nhà một hình ảnh rất giống như người xưa, cầm bút lông, người gầy quắc thước, dù không mặc áo, nhưng chẳng mất đi hình ảnh thầy đồ viết chữ Nho, M đã đứng lại lấy máy chụp hình để ở trong giỏ xách ra và chụp cho ông vài tấm hình... có lẽ hình ảnh Ông Đồ trong bài thơ của VĐL đã ăn sâu vào tâm khảm của chúng ta, và đôi khi ta khó chấp nhận cái mới.
Nhưng rồi mươi năm sau, giới trẻ sau này cũng sẽ trở thành chúng ta với những hoài niệm với những nét chữ thư pháp loằng ngoằng của chúng bây giờ anh Hiệp nhỉ!
@huynhtran, "thuộc tính của con người là hoài niệm", hihi, hẳn là như thế chị M., nhưng tôi không hoài niệm hình ảnh ông đồ, bởi hình ảnh ông đồ không nằm trong ký ức của tôi. Thời của tôi và chị thì hình ảnh ông đồ chỉ còn trên sách vở, thơ ca, ông đồ ngày xưa thường là một người hơi... gàn dở, có thể thi nhiều lần không đậu đâm nản mở lớp dạy học, có thể vì lẽ gì đó đang làm quan nhưng từ quan về quê gõ đầu dăm đứa trẻ, có thể thi cử đỗ đạt nhưng không muốn ra làm quan cũng bỏ về quê mở trường lớp... và ông đồ ngày xưa sống thanh bạch, tiếng là dạy học nhưng được dăm đứa trẻ nhãi thò lò mũi xanh, và cái gọi là học phí chỉ là dăm ba ký gạo, hay nải chuối trong vườn nhà... Tôi thích hình ảnh thày đồ nhưng không hoài niệm, và không hề muốn ông đồ như thế tiếp tục tồn tại trong cuộc sống. Còn bây giờ nếu bắt gặp một hình ảnh đẹp hay ngộ nghĩnh tôi chụp đưa lên cho bạn bè coi chơi, như hình ảnh chú nhóc tì ở những tấm hình trước ... Còn giới trẻ vài chục năm nữa hoài niệm cái gì chắc... khó biết quá. Có khi thời đó chẳng còn ai viết trên giấy, có khi lúc ấy chúng bảo nhau, thời đó người ta viết xấu... như ma... Hìhì!
Trả lờiXóaKhi thương mại hoá len vào cả thư pháp thì hồn của nét chữ chắc cũng mất thiêng ít nhiều bác Hiệp nhỉ?!
Trả lờiXóa@nguyenthuthuy, những chữ "xin" được của thày đồ ngày xưa được xem như chữ thánh hiền, treo nơi trang trọng nhất trong nhà... Để viết được những chữ này thì thày đồ phải là người được mọi người công nhận là người tài đức, có thể nghèo khó nhưng đáng kính trọng, mà không phải ai thày đồ cũng cho chữ, lại càng không phải muốn bỏ tiền ra mua chữ là được. Chữ nghĩa bây giờ mua treo để trang trí cho vui nhà vui cửa, ai... nguệch ngoạc cũng được có khi càng viết xấu càng dễ... ăn tiền, có hồn phách gì đâu mà thiêng :-)
Trả lờiXóaToi thi nghi doi bay gio ....ta da o cuoc song hien tai thi cung nen de dai mot chut mà chap nhan thuc te hon .....chu cu doi hoi ong cu do theo xua ...thi làm the nào con co duoc nua chu ?
Trả lờiXóacho nen con mat cua toi chi nhin bao gom cai canh nao nhiet , thien ha chen chuc nhau di nhin cai canh Xuan o pho phuong ....vay là du roi ! hi hi
Co le co Marg hieu toi do ....
Tam hon thoai mai de don Xuan den thoi !
@phungchau, hìhì chị P. nói rất đúng ý tôi, tôi cũng chỉ nhìn mọi vật qua cái náo nhiệt của nó, cho tết nhất có thêm màu sắc, chứ mỗi thời mỗi khác. Tôi vui với phố xá ngày tết bây giờ ở Saigon, với những khói nhang ở các đình chùa, với chợ hoa công viên, Đường hoa, Hội hoa xuân, còn chợ hoa Nguyễn Huệ khi xưa chỉ là một kỷ niệm đẹp, thỉnh thoảng nhớ lại với một nụ cười...
Trả lờiXóaHôm nay định xách máy hình đi một vòng chợ hoa xem sao, có chụp được hình hoa cỏ gì đưa lên cho chị và các bạn xem chơi tết nhất ở Saigon...
Chị khoẻ ha.
Cam on anh da và se de them hinh anh Xuan ....
Trả lờiXóaBen nay toi chi ngoi nhin qua hinh anh cung du vui roi ....
Sư viết cũng được nhưng có vẻ không đắc địa lắm, sư ngồi viết trong chùa, ai đến cho lộc thì thiêng hơn... anh H nhi.
Trả lờiXóaĐúng là không khí không bằng ngoài VM Hà Nội. Giống chợ mỹ nghệ hơn thư pháp.
Trả lờiXóa@phungchau, sáng nay tôi có ghé qua chợ hoa ở công viên 23/9 (khu ga xe lửa Saigon cũ), ghé vội chụp ít tấm hoa trái.
Trả lờiXóa@torovn
Trả lờiXóa@torovn, nhìn thì rõ là... thày chùa, xưa người ta nói "Trăm nghe không bằng một thấy", vậy mà bây giờ thấy rành rành cũng chẳng dám khẳng định, kệ cho nó vui đường phố :-)
@torovn, thì hẳn là gian hàng bán đồ mỹ nghệ rồi.
Trả lờiXóaNghe các họa sĩ nói về thuốc nước mực nho thấy mê tít, em rất muốn học thư họa, nhưng dày công lắm bác ạ nên ko theo được.
Trả lờiXóa@hanggraphic, hoc duoc them cai gi cung tot het, nhung nhieu cong qua minh cung khong co thoi gio. Bay gio kiem com la chinh da ha. :-)
Trả lờiXóaDạ, kể ra học cái này mà thành tài cũng ra xiền đấy. Nhiều nữa đằng khác :)
Trả lờiXóaNhưng phải rất say mê, lại phải khổ công tập luyện cộng thêm năng khiếu nữa. Nghe chừng rắc rối quá.